Chuyển đổi xanh là gì? Xu hướng chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Chuyển đổi xanh là một phần quan trọng trong mục tiêu thiên niên kỷ đó. Là một trong những xu hướng và giải pháp toàn cầu, chuyển đổi xanh giúp giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những doanh nghiệp chưa hiểu toàn diện và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh. Do vậy, A1 Consulting sẽ giới thiệu về chuyển đổi xanh cũng như xu hướng toàn cầu trong thế giới chuyển đổi số. 


Chuyển đổi xanh là gì?

Chuyển đổi xanh là việc xây dựng nền kinh tế với mức phát thải từ thấp đến rất thấp dựa trên tiêu chuẩn về phát triển xanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh thái. Một nền kinh tế xanh được cụ thể hóa với những nhà máy và xí nghiệp ít khói bụi, sử dụng nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo. Cụ thể hơn, doanh nghiệp theo xu hướng chuyển đổi xanh sẽ vận hành hoạt động sản xuất và kinh doanh thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. 

Xu hướng chuyển đổi xanh không chỉ là việc phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường xanh mà còn phải hệ thống hóa doanh nghiệp để thay đổi từ quy trình sản xuất tới kinh doanh để hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hơn thế nữa, chuyển đổi xanh cũng là phương pháp chuyển đổi cách thức kinh doanh, được doanh nghiệp lựa chọn nhằm bảo vệ nguồn nhân lực, tối ưu hóa hiệu quả ở quy trình, vận hành, sản phẩm, mô hình kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. 


Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Sự phát triển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ nhiều phía như nhu cầu từ khách hàng, nhân viên, nhà lập pháp, nhà đầu tư tổ chức và các bên liên quan khác để trở nên bền vững hơn. Chuyển đổi xanh trở thành xu hướng của toàn cầu bởi những sự thay đổi tích cực của nó đối với doanh nghiệp và môi trường. Trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

Nâng cao nhận diện thương hiệu 

Rõ ràng rằng, những doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi xanh sẽ nêu cao thương hiệu xanh của họ. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có phương pháp tiếp cận xanh trong hoạt động kinh doanh để thực hiện lời hứa và sự đảm bảo thương hiệu. Trong thời đại số hóa, yếu tố xanh của doanh nghiệp nhận được sự đánh giá cao của khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tuân theo những tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh để tạo dựng niềm tin vững chắc. 


Giảm lãng phí và giảm chi phí 

Ứng dụng chuyển đổi xanh trong quản lý và vận hành không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất mà còn tiết kiệm ngân sách. Hiện nay, có không ít những sáng kiến xanh được áp dụng trong doanh nghiệp như tiêu thụ năng lượng, chi phí tiện ích, xử lý nước và giảm lượng giấy… giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị bền vững và loại bỏ các chi phí gia tăng. 


Cơ hội đầu tư gia tăng 

Bên cạnh việc tạo dựng uy tín, chuyển đổi xanh còn giúp doanh nghiệp định vị bản thân để tạo ra những khả năng đầu tư tốt hơn. Một thương hiệu thân thiện với môi trường có thể nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ nhà đầu tư. Thương hiệu xanh cũng là một tiêu chí đánh giá với mỗi doanh nghiệp về tiềm năng tương lai. 


Sự hài lòng của nhân viên 

Nhân viên là một phần quan trọng của doanh nghiệp, do đó sự hài lòng của nhân viên chính là thước đo cho sự thành công trong việc quản lý nhân sự. Việc ứng dụng chuyển đổi xanh trong quá trình làm việc giúp nhân sự nhận được sự coi trọng và quan tâm về sức khỏe cũng như tinh thần. Từ đó, doanh nghiệp tạo được niềm tin, sự hài lòng và trung thành với mỗi nhân sự. 

Đọc thêm: Xu hướng áp dụng ESG tại Việt Nam 


Xu hướng chuyển đổi xanh tại Việt Nam 

So với các nước đi đầu về chuyển đổi xanh trên thế giới, Việt Nam là nước đang ở xuất phát điểm trong hành trình chuyển đổi. Do đó, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế của một nước đi sau có thể tiếp thu và áp dụng những tinh hoa đã được chứng minh. Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về địa lý trong quá trình chuyển đổi xanh để hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh phát triển bền vững, đạt mục tiêu hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Không thể phủ nhận những lợi ích mà xu hướng này mang lại, tuy nhiên đó cũng là thách thức đối với Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xanh. Một số những khó khăn đáng kể tới như: 

  • Là một nước mới chuyển sang kinh tế xanh, Việt Nam cần tiếp tục triển khai những nghiên cứu và phổ biến kiến thức rộng rãi hơn tới các tầng lớp lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và người dân. Với một xu hướng mới như chuyển đổi xanh, ít nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về tiềm năng cũng như thách thức khi triển khai của nó. Do vậy, quá trình này sẽ thuận lợi hơn nếu doanh nghiệp được nhận thức đầy đủ và nhận được sự đồng thuận sẽ có khả năng đạt được kết quả.
  • Chuyển đổi xanh hay nền kinh tế xanh được gắn với việc sử dụng năng lượng tái tạo, cacbon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam bởi vì hầu hết các công nghệ sản xuất hiện tại ở Việt Nam là công nghệ cũ, lạc hậu và tiêu hao nhiều năng lược. Do vậy, nếu không có sự trợ giúp về công nghệ cao của các nước trên thế giới, Việt Nam có thể gặp khó khăn trên con đường chuyển giao công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh. 
  • Việc huy động nguồn vốn cũng là thách thức lớn với Việt Nam để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh. Rõ ràng rằng Việt Nam là một đất nước đang phát triển tuy nhiên tích lũy quốc gia về cơ bản vẫn còn thấp. Do đó, đây cũng là vấn đề ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình triển khai. Ngoài ra, chuyển đổi xanh ở Việt Nam còn khá mới nên chưa rõ ràng nên việc kêu gọi đầu tư để phát triển mô hình mới hướng tới nền kinh tế xanh cũng trở nên khá khó khăn. 
  • Hơn thế nữa, xu hướng chuyển đổi xanh ở Việt Nam còn khá lẻ tẻ chưa đồng bộ do chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng được đề cập bên trên. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh, ít tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tổn hại do sản xuất ô tô là chủ trương mà Việt Nam hướng tới. Tuy nhiên, sự kết hợp của nhiều thách thức gây cản trở cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Rõ ràng rằng, chuyển đổi xanh là một xu hướng, một hướng phát triển kinh tế bền vững, nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam thì đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức. 


Kết luận

Xu hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành hai trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của thế giới. Chuyển đổi xanh hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế thân thiện với môi trường thông qua việc giảm thiểu khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo, và thiết lập các hệ sinh thái cân bằng. Song song đó, chuyển đổi số đóng vai trò là chất xúc tác mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa các nguồn lực và áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực từ sản xuất đến quản lý, góp phần thúc đẩy hiệu quả và tính bền vững. 

Ở Việt Nam, hai xu hướng này tuy chỉ mới bắt đầu nhưng đã tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời đối mặt với không ít thách thức, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng để khai thác tối đa tiềm năng, đồng thời khắc phục những hạn chế. Chỉ khi kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh, chúng ta mới có thể hướng đến một tương lai bền vững, hiện đại và cân bằng.

A1 Consulting luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh với dịch vụ tư vấn toàn diện và giải pháp báo cáo ESG để tăng tốc chuyển đổi. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí và demo giải pháp!

trong Dx Blog
A1 Consulting 1 tháng 12, 2024
Chia sẻ bài này
Thẻ
Blog của chúng tôi
Lưu trữ