Được ra mắt vào năm 2015, Oracle NetSuite WMS trở thành một công cụ đắc lực trong việc quản lý kho hàng cho nhiều doanh nghiệp. Oracle NetSuite WMS giúp doanh nghiệp vận hành kho hiệu quả hơn. Hệ thống mở rộng khả năng quản lý hàng tồn kho và các quy trình trong kho, giúp bạn kiểm soát mọi hoạt động tốt hơn.
Vậy cụ thể NetSuite WMS là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của A1 Consulting.
Hệ thống Quản lý Kho (WMS) là gì?
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vự như sản xuất, bán lẻ, thương mại điện tử việc nhập hàng, lưu trữ, lấy hàng và vận chuyển là những công việc hằng ngày.
Nếu như bạn là một doanh nghiệp nhỏ, số đơn hàng hằng ngày chỉ dừng lại ở con số vài chục thì việc xử lý chúng một cách thủ công không phải là một vấn đề quá lớn. Tuy nhiên hãy tưởng tượng, nếu con số đó là hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn mã SKU thì việc xử lý chỉ bằng excel, nhập liệu thủ công giữa kho và phận phận tài chính rõ ràng mà một thách thức. Đó cũng là lý do cho sự ra đời của các hệ thống WMS.
WMS là viết tắt của Warehouse Management System, tức là Hệ thống quản lý kho. Hệ thống WMS ra đời để giúp tối ưu hóa hoạt động quản lý khi hàng hằng ngày, gỉam thiểu các thao tác thủ công từ đó nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp.
Hệ thống WMS cho phép doanh nghiệp quản lý các tác vụ như theo dõi tồn kho, vị trí hàng hoá theo thời gian thực giúp kho hàng được tổ chức tốt hơn, vận hành hiệu quả hơn và gia tăng lợi nhuận.
Hệ thống WMS có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp liền mạch vào các hệ thống ERP như là Oracle NetSuite Việc tích hợp vào Oracle NetSuite sẽ giúp các công ty sản xuất và nhà phân phối không còn phải lo lắng về vấn đề đồng bộ dữ liệu.
Phân biệt Quản lý kho (Warehouse Management) và Quản lý tồn kho (Inventory Management)
Quản lý kho (Warehouse Management) bao gồm các việc sắp xếp và xử lý hàng hóa trong kho, bao gồm lưu trữ, lấy hàng, đóng gói và vận chuyển. Trong khi đó, Quản lý hàng tồn kho (Inventory Management) lại có phạm vi rộng hơn, không chỉ dừng lại ở kho mà còn liên quan đến chuỗi cung ứng, như dự đoán nhu cầu, lập kế hoạch mua hàng và tự động đặt hàng khi số lượng hàng hóa giảm xuống mức thấp.
Hệ thống | WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho) | IMS (Inventory Management System – Hệ thống quản lý tồn kho) |
---|---|---|
Trọng tâm chính | Tập trung nhiều hơn vào các quy trình đầu ra như vận chuyển và hoàn tất đơn hàng | Tập trung nhiều hơn vào các quy trình đầu vào như tiếp nhận và xếp dỡ hàng hóa |
Phạm vi | Toàn diện | Có trọng tâm hơn |
Tích hợp | Được thiết kế để tích hợp với các hệ thống doanh nghiệp khác như bán hàng, IMS và tài chính | Có thể hoạt động độc lập trong các doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng có thể tích hợp với hệ thống khác |
Quy trình | Quản lý quy trình làm việc, bao gồm các quy trình liên quan đến nhiều bộ phận và tự động hóa | Xử lý các quy trình đơn giản hơn |
Độ chính xác | Cung cấp số lượng hàng tồn kho chính xác theo thời gian thực và có thể xác định kệ, ô chứa, ngăn chứa cho từng mặt hàng cụ thể | Cung cấp số lượng hàng tồn kho chính xác và vị trí chung của hàng hóa |
Tối ưu hóa | Tối ưu hóa toàn bộ hoạt động kho | Tập trung vào xử lý hàng hóa vật lý |
Ứng dụng phù hợp | Phù hợp với các doanh nghiệp lớn, phức tạp khi IMS không đáp ứng đủ | Phù hợp với doanh nghiệp cần quản lý đơn giản |
Độ phức tạp | Phức tạp | Dễ học và quản lý hơn |
Dù khác nhau nhưng Quản lý kho (Warehouse Management) và Quản lý tồn kho (Inventory Management) có nhiều điểm chung, như:
- Theo dõi số lượng sản phẩm
- Kiểm kê định kỳ
- Dùng mã vạch để quản lý hàng hóa
- Lấy hàng, đóng gói, vận chuyển
- Quản lý hàng hóa ở nhiều địa điểm
- Nhập hàng vào kho
Hệ thống WMS giúp tự động hóa và tối ưu hóa các công việc này bằng công nghệ, giúp kho vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hệ thống WMS hoạt động như thế nào?
Hệ thống WMS giúp theo dõi toàn bộ hàng hóa trong kho, bao gồm nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Hệ thống WMS giúp tối ưu hóa quy trình vận hành kho hàng ngày, từ sản xuất đến phân phối và bán lẻ.
Hãy tưởng tượng các bước cần thiết để đưa một sản phẩm từ sản xuất đến tay khách hàng:
- Nhập kho nguyên liệu: Nguyên vật liệu được nhận từ nhà cung cấp, dỡ xuống từ xe tải và sắp xếp vào kho.
- Chế biến & đóng gói: Nhân viên kho lấy nguyên vật liệu, đưa đến khu vực làm việc, sản xuất sản phẩm và đóng gói vào thùng.
- Chuẩn bị giao hàng: Nhân viên vận hành xe nâng sắp xếp các pallet hàng hóa, đảm bảo đơn hàng sẵn sàng để giao và đúng với yêu cầu.
WMS sẽ giúp tự động hóa và điều phối toàn bộ quy trình này, giảm thiểu thời gian và công sức, đồng thời tăng độ chính xác trong quản lý kho.
Cách NetSuite WMS giúp tăng hiệu suất kho
NetSuite WMS cung cấp đầy đủ các chức năng của một hệ thống WMS hiện đại cần có như lập kế hoạch nhu cầu, quản lý kho & hàng tồn, mua sắm, quản lý nhà cung cấp, vận chuyển và thực hiện đơn hàng.
Hệ thống NetSuite WMS giúp kho hàng vận hành linh hoạt và hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa quy trình từ A đến Z. Nó có thể đề xuất trình tự công việc tối ưu và quy trình sắp xếp hàng hóa hợp lý.
Với các tính năng tiên tiến như quét mã vạch RF trên thiết bị di động, lập kế hoạch theo đợt (wave planning), đóng gói linh kiện (kitting), và quản lý không gian kho, NetSuite WMS giúp:
- Tăng năng suất kho
- Nâng cao hiệu quả vận hành
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
- Giảm chi phí hoạt động
Ngoài ra, mọi thông tin hàng tồn kho sẽ được hiển thị trực quan trên một bảng điều khiển thông minh, giúp quản lý kho dễ dàng hơn.
Chưa dừng lại tại đó, NetSuite WMS còn cung cấp khả năng di động cho người dùng. Nhân viên kho có thể sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để quản lý công việc và nhanh chóng biết hàng cần lấy, hàng cần sắp xếp, hay hàng nào sẵn sàng để vận chuyển.
Khi quét mã vạch và xử lý hàng trong kho, hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin theo thời gian thực, bao gồm đơn hàng, giao dịch và hàng trả lại. Tất cả các bộ phận (kế toán, quản lý, nhân viên kho, v.v.) đều có thể truy cập cùng một dữ liệu, giúp công việc trơn tru và chính xác hơn.
Lợi ích mang lại chính là giảm sai sót, giúp kho hàng vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tăng lợi nhuận.
Những thông tin quan trọng mà mọi người có thể xem trên hệ thống WMS:
- Số lượng hàng tồn kho
- Màu sắc, kích thước của nguyên vật liệu hoặc sản phẩm
- Ngày hết hạn của hàng hóa (đối với sản phẩm có hạn sử dụng)
- Trọng lượng, kích thước thùng hàng
- Số lượng thùng trên một pallet
- Vị trí chính xác của hàng trong kho
- Hàng đã sẵn sàng để giao hay cần đưa lại vào kho
- Khi nào hàng được lấy và tại cửa kho nào
- Tất cả đơn đặt hàng (PO)
- Đơn hàng đang chờ xử lý (backorders)
Chi phí triển khai NetSuite WMS là bao nhiêu?
Chi phí của một hệ thống WMS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì Oracle NetSuite hoạt động theo mô hình phần mềm đăng ký (SaaS) và cung cấp các module theo từng gói (edition). Nếu doanh nghiệp của bạn đã sử dụng NetSuite ERP để quản lý tài chính, việc thêm module WMS sẽ không quá tốn kém.
Cấu thành chi phí cho một hệ thống NetSuite WMS gồm:
Chi phí gói phần mềm
- NetSuite được đăng ký theo năm, thanh toán hàng quý hoặc hàng năm.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua chung WMS với các module khác trong bộ NetSuite ERP.
Chi phí triển khai
Việc triển khai NetSuite WMS sẽ cần một đối tác có kinh nghiệm như Big Bang, người hiểu rõ về ngành và cách hệ thống hoạt động. Chi phí triển khai sẽ tùy thuộc vào:
- Quy mô doanh nghiệp (Công ty nhỏ hay đa chi nhánh?)
- Mức độ tùy chỉnh cần thiết
- Có cần tích hợp với hệ thống khác không?
- Có cần đào tạo nhân viên không?
Thông thường, trước khi triển khai, đối tác sẽ thực hiện phân tích doanh nghiệp để xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp.
Kết luận
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa sử dụng hệ thống WMS thì có lẽ bạn đang bỏ lỡ cơ hội nâng cao năng suất kho hàng. Việc lựa chọn hệ thống phù hợp cần xem xét nhiều yếu tố, và các chuyên gia tại A1 Consulting có thể giúp bạn xây dựng giải pháp tối ưu theo nhu cầu riêng.
Liên hệ ngay A1 Consulting để tìm hiểu cách NetSuite WMS có thể giúp bạn nâng cao hiệu suất vận hành!