Odoo được biết đến là một hệ thống ERP linh hoạt, người dùng có khả năng để biến một hệ thống tiêu chuẩn thành một hệ thống được may đo đáp ứng yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Quá trình này được được gọi là Odoo customization hay còn gọi là tùy chỉnh Odoo.
Với Odoo customization, người dùng có thể sửa đổi một số tính năng có sẵn cho phù hợp với quy trình của doanh nghiệp hoặc viết ra những tính năng hoàn toàn mới. Tuy nhiên việc tùy chỉnh này đòi hỏi những hiểu biết sâu về kiến trúc của hệ thống Odoo để tránh những xung đột và lỗi hệ thống.
Trong bài viết này, hãy cùng A1 Consulting tìm hiểu sâu về việc tùy chỉnh Odoo, khi nào doanh nghiệp nên tùy chỉnh cũng như các bước để tùy chỉnh hiệu quả.
Odoo customization là gì?
Mỗi doanh nghiệp đều có những quy trình riêng biệt, Odoo customization - Tùy chỉnh Odoo là việc điều chỉnh hệ thống Odoo ERP để phục vụ các yêu cầu cụ thể đó bao gồm chỉnh sửa mô-đun, bổ sung tính năng mới hoặc thay đổi quy trình làm việc.
Nhiều công ty khi tìm đến Odoo đều đặt ra yêu cầu có thể tùy chỉnh để phù hợp với quy trình vận hành của doanh nghiệp và tối ưu hiệu suất. Các yêu cầu này có thể bao gồm việc tích hợp với các bên thứ 3 như cổng thanh toán, vận chuyển, hóa đơn điện tử,...thay đổi giao diện người dùng hoặc phát triển luôn những mô-đun riêng.
Tuy nhiên như đã nói, để tùy chỉnh hệ thống Odoo đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức về Python, database, Odoo framework cũng như phương pháp triển khai hợp ký để vừa tăng hiệu suất nhưng vẫn đảm bảo khả năng mở rộng và bảo trì hệ thống trong tương lai.
>>> Xem thêm: Phần mềm Odoo ERP là gì? Đánh giá ưu nhược điểm
Tại sao cần tùy chỉnh Odoo?
Trong tài liệu về Phương pháp triển khai Cloud ERP thành công của A1 Consulting có nhấn mạnh 1 trong 3 nguyên tắc triển khai của chúng tôi là "Giữ cho giải pháp NGUYÊN BẢN nhất có thể" đồng nghĩa với việc hạn chế phát triển tùy chỉnh nhất có thể.
Việc hạn chế tùy chỉnh không chỉnh giúp giải pháp vận hàng trơn tru hơn mà còn giúp dự án triển khai ERP có khả năng thành công cao hơn, doanh nghiệp tốn ít chi phí hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp có thể áp dụng giải pháp chuẩn của Odoo mà không cần tùy chỉnh thêm. Hầu hết doanh nghiệp đều muốn thay đổi hệ thống không ít thì nhiều để đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Phù hợp với quy trình làm việc hiện tại
Mỗi tổ chức đều có những quy trình riêng, dù hoạt động trong cùng ngành nghề, cùng quy mô thì quy trình này cũng không thể hoàn toàn giống nhau ở mỗi doanh nghiệp vì vậy không phải lúc nào các mô-đun tiêu chuẩn của Odoo cũng phù hợp. Việc tùy chỉnh Odoo theo quy trình cụ thể của tổ chức giúp đàm bảo hoạt động được trơn tru hơn.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Odoo cung cấp rất nhiều tính năng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cần tất cả những tính năng này. Khi mà giao diện có quá nhiều tùy chọn sẽ khiến người dùng cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng. Tùy chỉnh odoo giúp thêm các yếu tố cần thiết đồng thời loại bỏ những thành phần dư thừa giúp hệ thống dễ sử dụng hơn qua đó nâng cao năng suất.
Tích hợp với hệ thống của bên thứ 3
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nhiều công cụ khác nhau như nền tảng eCommerce, cổng thanh toán, vận chuyển, hóa đơn điện tử,...Odoo tiêu chuẩn không thể tương tích tốt với những hệ thống của bên thứ 3 này. Việc tiyf chỉnh sẽ giúp đồng bộ hóa dữ liệu tự động, giảm lỗi và cải thiện hiệu suất.
Đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành
Hệ thống Odoo mặc định không hỗ trợ đầy đủ các chức năng đặc thù của từng ngành ví dụ như Chuơng trình khuyến mãi trong bán lẻ, theo dõi BOM chi tiết trong sản xuất hoặc quản lý hồ sơ sinh viên trong giáo dục,...Việc tùy chỉnh Odoo giúp hệ thống đáp ứng được các yêu cầu riêng của từng ngành nghề.
Tự động hóa quy trình
Những công việc lặp lại tốn thời gian có thể làm giảm hiệu suất. Tùy chỉnh giúp tự động hóa các quy trình như phê duyệt, gửi email thông báo, tạo báo cáo, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác.
Cải thiện báo cáo & phân tích
Odoo có thể tạo ra nhiều mẫu báo cáo tuy nhiên các mẫu báo cáo mặc định khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Việc tùy chỉnh hệ thống Odoo sẽ giúp tạo ra các dashboard phân tích theo thời gian thực, theo dõi KPI và hỗ trợ ra quyết định chính xác hơn.
Các yếu tố cần cân nhắc khi tùy chỉnh Odoo
Yêu cầu kinh doanh & tính khả thi
Trước khi quyết định có tùy chỉnh hệ thống Odoo hay không, doanh nghiệp cần mô tả rõ ràng mục tiêu và nhu cầu của mình. Cần đánh giá xem các tính năng có sẵn của Odoo có thể đáp ứng yêu cầu hay không trước khi quyết định tùy chỉnh.
Việc tùy chỉnh không nên ảnh hưởng đến tích hợp với bên thứ ba, tốc độ hệ thống hoặc khả năng nâng cấp sau này. Đánh giá kỹ lưỡng giúp đảm bảo trải nghiệm mượt mà và tránh những phức tạp không cần thiết.
Độ tương thích phiên bản & nâng cấp
Một điểm quan trọng khác cần xem xét khi quyết định tùy chỉnh là phải xem xét liệu hệ thống có hoạt động tốt với các phiên bản Odoo tương lai hay không. Cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn phát triển của hãng sẽ giúp dễ dàng nâng cấp và giảm thiểu lỗi.
Phát triển module tùy chỉnh thay vì chỉnh sửa trực tiếp vào lõi hệ thống Odoo giúp đảm bảo nâng cấp không làm gián đoạn hệ thống. Quy trình phát triển có kế hoạch giúp hệ thống linh hoạt và mở rộng theo thời gian.
Phát triển theo hướng mô-đun
Cách tiếp cận theo hướng mô-đun giúp việc tùy chỉnh Odoo trở nên có tổ chức hơn, có thể tái sử dụng và dễ quản lý. Việc kế thừa model, view và controller trong Odoo đảm bảo thay đổi không ảnh hưởng đến các tính năng cốt lõi.
Các mô-đun tùy chỉnh nên được tách biệt hoàn toàn khỏi mã nguồn gốc của Odoo để tránh xung đột khi cập nhật. Việc tổ chức mô-đun hợp lý giúp hệ thống dễ mở rộng và bảo trì hơn.
Tối ưu hiệu suất
Hiệu suất phải được ưu tiên hàng đầu khi tùy chỉnh Odoo, đặc biệt khi xử lý lượng lớn giao dịch. Tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu và giảm thiểu các tính toán không cần thiết giúp hệ thống ổn định và nhanh hơn.
Thay vì sử dụng các truy vấn SQL thô phức tạp có thể làm chậm hệ thống, hãy tận dụng tối đa ORM của Odoo. Giữ thời gian tải trang ngắn giúp mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà.
Tích hợp với hệ thống bên thứ ba
Odoo cung cấp nhiều API (XML-RPC, JSON-RPC, REST) để kết nối an toàn với các hệ thống khác. Một chiến lược tích hợp Odoo bài bản giúp dữ liệu luân chuyển trơn tru, giảm công việc thủ công và tăng hiệu suất.
Cần đảm bảo cơ chế xác thực phù hợp để bảo vệ dữ liệu trong quá trình trao đổi. Việc xử lý lỗi có hệ thống và ghi log giúp phát hiện sự cố nhanh chóng, đảm bảo dữ liệu luôn đồng bộ giữa các nền tảng.
Một chiến lược tích hợp được xây dựng cẩn thận giúp Odoo kết nối ổn định và hiệu quả với các hệ thống khác.
>>> Xem thêm: Tích hợp Odoo - Shopee: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp thương mại điện tử tại châu Á
Các bước tùy chỉnh Odoo
Tùy chỉnh Odoo là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực và vật lực. Việc áp dụng quy trình tùy chỉnh đúng đắn giúp tỷ lệ thành công sẽ cao hơn cho dự án của bạn.
Xác định yêu cầu của doanh nghiệp
Cần kiểm tra xem liệu các tính năng chuẩn của Odoo có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp hay không? Việc thay đổi quy trình theo tiêu chuẩn của Odoo và thay đổi Odoo theo quy trình của doanh nghiệp thì việc nào có lợi hơn hơn cho doanh nghiệp/
Bằng việc xác định chính xác các yêu cầu sẽ giúp tránh lãng phí thời gian và nguồn lực vào những tùy chỉnh không cần thiết. Phối hợp chặt chẽ giữa các nên liên quan để xác định rõ yêu cầu và kết quả kỳ vọng. Việc lập ra một kế hoạch rõ ràng sẽ đảm bảo thành công cao hơn.
Khai thác các tính năng của Odoo Studio
Odoo Studio là mô-đun có sẵn cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa các biểu mẫum trường dữ liệu, báo cáo mà không cần đụng đến code. Việc thay đổi các thông tin trên được thực hiện bằng cách kéo thả đơn giản mà không cần là lập trình Odoo bạn vẫn có thể làm được.
Bên cạnh đó, Odoo Studio cũng cho phép bạn thiết lập các quy tắc và tự động hóa các quy trình công việc. Lưu ý, Odoo Studio chỉ có trên phiên bản Odoo Enterprise.
Thiết lập vai trò và phân quyền
Trong Odoo, người dùng có thể dễ dàng phân quyền mà không cần lập trình Odoo bằng các truy cập vào Settings > Users & Companies > Users.
Tùy chỉnh trường dữ liệu và giao diện trong Developer Mode
Ngoài Odoo Studio, Developer Mode giúp bạn tùy chỉnh hệ thống sâu hơn mà không cần lập trình Odoo. Bạn có thể sắp xếp lại biểu mẫu, danh sách để phù hợp với cách doanh nghiệp hoạt động. Nếu cần thu thập thêm thông tin, bạn có thể thêm trường dữ liệu mới mà không cần viết code.
Các trường này có thể tự động tính toán hoặc lưu trữ trong hệ thống. Sử dụng Developer Mode đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu trải nghiệm mà không cần hiểu biết kỹ thuật phức tạp.
Để bật chế độ Developer Mode trong hệ thống Odoo bạn chỉ cần truy cập vào Settings, cuộn đến cuối trang và chọn Activate the developer mode.
Kiểm thử
Trước khi đưa các thay đổi vào hệ thống chính, hãy kiểm tra thử nghiệm để tránh ảnh hưởng đến công việc. Hãy mô phỏng các tình huống thực tế để phát hiện lỗi.
Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến người dùng để xem tính năng có phù hợp hay không. Kiểm tra kỹ sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định và giảm rủi ro khi triển khai.
Triển khai và bảo trì
Sau khi kiểm tra, hãy triển khai thay đổi cẩn thận để tránh gián đoạn hệ thống. Trước khi thay đổi lớn, luôn sao lưu dữ liệu để tránh mất mát.
Sau khi triển khai, cần theo dõi hệ thống để phát hiện lỗi sớm. Đồng thời, cập nhật Odoo thường xuyên để nhận các bản vá bảo mật và tính năng mới. Việc bảo trì đúng cách giúp hệ thống chạy mượt mà và ổn định lâu dài.
>>> Xem thêm: Odoo 18 vs Odoo 17: Có nên nâng cấp lên Odoo 18
Kết luận
Odoo Customization - Tùy chỉnh Odoo giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất. Nếu áp dụng đúng cách, bạn có thể điều chỉnh hệ thống theo nhu cầu mà vẫn giữ được tính linh hoạt và ổn định.
Tùy chỉnh đúng cách giúp hệ thống hoạt động mượt mà và mang lại lợi ích lâu dài. Dù bạn cần thay đổi đơn giản hay phức tạp, có chuyên gia tư vấn sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn.
Hãy liên hệ A1 Consulting, chúng tôi chuyên giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa Odoo. Với kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đảm bảo mọi tùy chỉnh đều hiệu quả, ổn định và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.