10 xu hướng ERP đáng chú ý trong năm 2025

Khi mà công nghệ và kỳ vọng của khách hàng thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, việc cập nhật các xu hướng về ERP là điều quan trọng để doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội mới.

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng A1 Consulting phân tích các xu hướng được dự đoán sẽ định hình thị trường ERP trong năm 2025. Nắm được những xu hướng này sẽ giúp bạn định hình chiến lược công nghệ cho doanh nghiệp để luôn sẵn sàng thích ứng và phát triển bền vững.

Tác động của các xu hướng ERP trong năm 2025

Hệ thống ERP là xương sống cho các doanh nghiệp ngày nay, nó giúp hợp nhất các quy trình từ tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tồn kho, sản xuất đến chăm sóc khách hàng. Khi triển khai thành công, một hệ thống ERP sẽ đem đến cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể đến chi tiết về doanh nghiệp theo thời gian thực đồng thời giúp tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lạ.

Nhưng tại sao doanh nghiệp thực sự cần quan tâm đến làn sóng xu hướng ERP mới trong năm 2025? Đơn giản vì những cải tiến này không chỉ là các bản nâng cấp phần mềm đơn thuần mà chúng còn tác động đáng kể đến mọi khía cạnh trong doanh nghiệp của bạn.

Thích nghi nhanh chóng với thay đổi

Khi thị trường thay đổi, hệ thống ERP hiện đại cho phép doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh nguồn lực và quy trình. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống cũ có thể bị tụt lại phía sau.

Quyết định dựa trên dữ liệu

Với ERP hiện đại, bạn có thể phân tích dữ liệu thời gian thực để ra quyết định chính xác hơn, thay vì chỉ dựa vào dự đoán. Điều này giúp bạn tối ưu chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng, đồng thời khám phá cơ hội tiềm năng.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

ERP mới tích hợp công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để giảm sai sót và tiết kiệm thời gian làm việc. Nhân viên sẽ có thêm thời gian tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.

Mở rộng dễ dàng khi doanh nghiệp phát triển

Hệ thống ERP hiện đại cho phép doanh nghiệp bắt đầu với quy mô nhỏ, sau đó mở rộng khi cần. Ví dụ, bạn có thể thêm các tính năng như phân tích AI hay bảo trì dự đoán khi doanh nghiệp lớn mạnh.

Đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật

Với các quy định ngày càng phức tạp và nguy cơ rò rỉ dữ liệu cao, ERP hiện đại giúp bạn quản lý mọi thứ dễ dàng trên một nền tảng tập trung, đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý.

10 xu hướng ERP hàng đầu năm 2025

Dự đoán tương lai của ERP không chỉ đơn giản là chạy theo các từ khóa thịnh hành. Đó còn là việc hiểu cách công nghệ tích hợp để giải quyết các nhu cầu kinh doanh/sản xuất thực tế. 

Dưới đây là 10 xu hương ERP hàng đầu năm 2025, hứa hẹn sẽ thay đổi cách các tổ chức tiếp cận quản lý doanh nghiệp.

1: ERP tự động hoàn toàn

ERP tự động hóa giúp hệ thống xử lý các quy trình mà không cần con người can thiệp. Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning), các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như đối chiếu hóa đơn, phê duyệt đơn hàng, hay quản lý đơn mua sẽ được thực hiện tự động.

  • Tăng tốc và giảm sai sót: Hệ thống tự động phân tích và tối ưu quy trình làm việc.
  • Tiết kiệm thời gian: Hạn chế các thao tác thủ công như lập hóa đơn hoặc cân đối sổ sách.
  • Ra quyết định chính xác hơn: ERP thông minh dự đoán vấn đề và đưa ra giải pháp trước khi vấn đề xảy ra.

2: Cá nhân hóa với AI

Thay vì cung cấp một giao diện chung cho tất cả, ERP mới sẽ tùy chỉnh giao diện và tính năng phù hợp với vai trò và nhu cầu của từng người dùng.

Ví dụ, một quản lý tài chính sẽ thấy dòng tiền theo thời gian thực, trong khi bộ phận bán hàng có thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng.

  • Giao diện linh hoạt: Mỗi người dùng có bảng điều khiển riêng, hiển thị thông tin quan trọng nhất cho công việc của họ.
  • Tăng hiệu quả công việc: Hệ thống tự động đưa ra dữ liệu cần thiết, giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
  • Đưa ra gợi ý thông minh: AI phân tích dữ liệu và đưa ra các đề xuất hữu ích.

3. Phân tích dữ liệu và dự báo chính xác

ERP thế hệ mới sẽ tập trung vào việc phân tích dữ liệu và đưa ra dự báo giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn. Ví dụ, hệ thống có thể dự báo nhu cầu hàng hóa, tối ưu hóa tồn kho, và lập kế hoạch nhân sự.

  • Dự đoán trước rủi ro: Phát hiện các vấn đề trong chuỗi cung ứng hoặc tài chính trước khi chúng xảy ra.
  • Bảo trì thiết bị hiệu quả: Theo dõi hiệu suất thiết bị và dự đoán thời điểm cần bảo trì.
  • Lập kế hoạch kịch bản: Thử nghiệm các tình huống như thay đổi giá hoặc điều kiện thị trường để tìm phương án tối ưu.

4. Tích hợp thương mai đa kênh

Doanh nghiệp ngày càng mở rộng các kênh bán hàng như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, hoặc cửa hàng trực tiếp. ERP mới sẽ giúp đồng bộ thông tin sản phẩm, hiển thị tồn kho theo thời gian thực và quản lý đơn hàng trên mọi kênh.

  • Trải nghiệm khách hàng nhất quán: Đảm bảo thương hiệu đồng nhất trên tất cả các nền tảng.
  • Tối ưu giá bán: Dữ liệu thời gian thực giúp điều chỉnh giá dựa trên lượng tồn kho hoặc nhu cầu.
  • Đơn giản hóa quy trình: Gộp tất cả thông tin đơn hàng, tồn kho và giao hàng vào một hệ thống.

5. Tùy biến nhanh bằng Low-Code/No-Code

Thay vì phải chờ đợi đội ngũ kỹ thuật tùy chỉnh, xu hướng mới cho phép người dùng tự thay đổi hoặc tạo quy trình mới bằng cách kéo thả, không cần biết lập trình.

  • Cài đặt nhanh chóng: Thêm tính năng mới mà không cần viết mã phức tạp.
  • Dễ dàng sử dụng: Các trưởng bộ phận có thể tự xây dựng các quy trình riêng, không phụ thuộc vào IT.
  • Thích nghi nhanh: Thử nghiệm và thay đổi quy trình dễ dàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

6. Kết hợp điện toán đám mây và điện toán biên

Đến năm 2025, điện toán đám mây sẽ trở thành tiêu chuẩn, nhưng điện toán biên cũng sẽ được ứng dụng nhiều hơn. Điện toán biên giúp xử lý dữ liệu ngay tại nơi nó được tạo ra, như cảm biến IoT hay hệ thống bán hàng tại cửa hàng.

Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích:

  • Xử lý nhanh hơn: Dữ liệu từ sản xuất hoặc kho bãi được xử lý ngay tại chỗ, không cần đợi đồng bộ với server trung tâm.
  • Hoạt động ổn định: Hệ thống vẫn hoạt động ngay cả khi mất kết nối với server chính.
  • Mở rộng dễ dàng: Thêm các chi nhánh hoặc tính năng mới mà không gây gián đoạn lớn.

>>> Cloud ERP là gì? Khác biệt Cloud ERP và ERP truyền thống

7. ERP chuyên biệt cho từng ngành

Các doanh nghiệp trong ngành đặc thù như dược phẩm, hàng không hay khách sạn thường cần giải pháp riêng. Để đáp ứng, các nhà cung cấp ERP đang phát triển những module chuyên biệt, với quy trình, công cụ và phân tích tối ưu cho từng ngành.

Lợi ích chính:

  • Đáp ứng quy định: Tích hợp sẵn các công cụ kiểm tra tuân thủ cho các tiêu chuẩn như FDA hay ISO.
  • Chuyên môn hóa: Áp dụng những kinh nghiệm và giải pháp tối ưu từ các doanh nghiệp cùng ngành.
  • Nhanh hơn, hiệu quả hơn: Thời gian triển khai ngắn hơn, mang lại lợi nhuận sớm hơn.

8. Blockchain để đảm bảo an toàn và minh bạch

Blockchain đang trở thành công nghệ hữu ích trong các lĩnh vực như minh bạch chuỗi cung ứng, kiểm toán tài chính và quản lý hợp đồng.

Lợi ích khi tích hợp Blockchain vào ERP:

  • Xác minh nguồn gốc: Theo dõi nguồn gốc nguyên vật liệu hoặc sản phẩm.
  • Giao dịch an toàn: Bảo mật giao dịch, giảm nguy cơ gian lận.
  • Lưu vết minh bạch: Tất cả dữ liệu được ghi chép rõ ràng và không thể thay đổi, thuận tiện cho kiểm toán.

9. Công cụ hợp tác tích hợp

ERP hiện đại không chỉ lưu trữ dữ liệu mà còn hỗ trợ hợp tác tốt hơn. Các công cụ như trò chuyện, chia sẻ bảng điều khiển, hay chỉnh sửa tài liệu thời gian thực sẽ được tích hợp.

Lợi ích:

  • Trò chuyện trực tiếp: Người dùng có thể trao đổi ngay trên các dữ liệu liên quan, giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn.
  • Giảm email không cần thiết: Tất cả trao đổi diễn ra trên một nền tảng duy nhất, không phải chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.
  • Đồng bộ thông tin: Mọi người cùng theo dõi một bảng số liệu, giảm nhầm lẫn.

10: Tích hợp tính bền vững và ESG

Ngày càng có nhiều áp lực để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đến năm 2025, các ERP sẽ có công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện điều này.

Lợi ích:

  • Theo dõi khí thải: Giám sát lượng năng lượng tiêu thụ và khí nhà kính phát thải.
  • Nguồn cung ứng minh bạch: Quản lý nhà cung cấp dựa trên tiêu chí đạo đức và bền vững.
  • Nâng cao uy tín: Báo cáo rõ ràng về các hoạt động ESG giúp xây dựng niềm tin với đối tác và khách hàng.

>>> Tiêu chuẩn ESG là gì? Tầm quan trọng của ESG

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho xu hướng ERP 2025

1. Kiểm tra hệ thống hiện tại

  • Xem xét công nghệ đang sử dụng: Xác định các quy trình nào đang chậm hoặc phải làm thủ công.
  • Kiểm tra kết nối giữa các phần mềm: Tìm ra điểm nào gây tắc nghẽn hoặc không hiệu quả khi tích hợp các hệ thống.
  • Ưu tiên cải tiến: Nâng cấp những phần quan trọng như tài chính hoặc quản lý chuỗi cung ứng trước.

2. Tạo một đội ngũ chuyên trách

  • Lập nhóm đa phòng ban: Gồm các thành viên từ IT, tài chính, vận hành và các bộ phận liên quan.
  • Thiết lập quy trình chuẩn: Xây dựng cách đánh giá các tính năng mới hoặc ứng dụng hỗ trợ ERP.
  • Đào tạo thường xuyên: Trang bị kiến thức mới cho nhân viên để sử dụng ERP hiệu quả.

3. Thực hiện triển khai theo giai đoạn

  • Chia nhỏ dự án: Thay vì nâng cấp toàn bộ, hãy triển khai từng bước để dễ kiểm soát.
  • Lắng nghe người dùng: Nhận phản hồi từ nhân viên sử dụng ERP để điều chỉnh và tối ưu.
  • Ưu tiên hệ thống linh hoạt: Các giải pháp trên nền tảng đám mây giúp bạn dễ dàng mở rộng hoặc điều chỉnh.

4. Quản lý dữ liệu hiệu quả

  • Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ dữ liệu trùng lặp hoặc thiếu chính xác.
  • Phân công trách nhiệm: Xác định rõ ai sẽ quản lý từng loại dữ liệu (khách hàng, nhà cung cấp, v.v.).
  • Tự động hóa tuân thủ: Sử dụng ERP để theo dõi và tạo báo cáo tuân thủ nhanh chóng.

5. Chuẩn bị cho thay đổi văn hóa

  • Lãnh đạo làm gương: Ban lãnh đạo cần hỗ trợ và thúc đẩy sự thay đổi để nhân viên cùng tham gia.
  • Truyền đạt rõ ràng: Giải thích mục tiêu và lợi ích của việc nâng cấp ERP để giảm lo lắng.
  • Ăn mừng thành công nhỏ: Ghi nhận những kết quả đầu tiên để tăng tinh thần cho cả đội.

6. Thử nghiệm các tính năng mới

  • Tạo môi trường thử nghiệm: Thử các tính năng ERP mới trong một khu vực nhỏ trước khi áp dụng toàn bộ.
  • Dùng công cụ đơn giản: Sử dụng công cụ "kéo thả" để thử nghiệm nhanh chóng mà không cần lập trình phức tạp.
  • Đánh giá kết quả nhanh: Nếu tính năng không hiệu quả, dừng ngay để tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

>>> Top 10 giải pháp Cloud ERP tốt nhất năm 2025

Kết luận

Năm 2025 sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong các hệ thống ERP với sự kết hợp của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những công nghệ đột phá. Các xu hướng như quy trình tự động, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và phân tích dữ liệu thông minh sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như nâng cao hiệu suất làm việc và tuân thủ quy định.

Nhưng chỉ biết về các xu hướng này thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần chuẩn bị một cách chiến lược, kết hợp hài hòa giữa công nghệ, quy trình và con người. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trước những thay đổi của thị trường.

Khi áp dụng những công nghệ mới như AI hỗ trợ ra quyết định, bảo mật blockchain hay công cụ tùy chỉnh không cần lập trình, doanh nghiệp có thể đạt được những bước tiến lớn. Hãy tập trung vào mục tiêu chính: xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất, hiệu quả và luôn sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là việc lựa chọn đúng đối tác tư vấn triển khai đáng tin cậy.Một đối tác có năng lực, kinh nghiệm sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc xây dựng một hệ thống ERP không chỉ phù hợp ở hiện tại mà còn không lỗi thời bất chấp những biến đổi về xu hương trong tương lai. 

Và nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang tìm kiếm một đối tác như vậy, hãy liên hệ liên hệ A1 Consulting, với hơn 5 năm hoạt động, hơn 500 nhân viên và phục vụ hơn 1780 khách hàng, A1 Consulting sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hàng trình chuyển đổi số.

FAQs

Xu hướng hiện tại trong hệ thống ERP là gì?

ERP hiện tại chủ yếu dựa vào đám mây và sử dụng AI để phân tích dữ liệu.

ERP trong tương lai sẽ tập trung vào tự động hóa, cá nhân hóa và kết nối mượt mà giữa các thiết bị và nền tảng.

Có 4 loại ERP chính: ERP cài đặt tại chỗ (on-premises), ERP đám mây (cloud-based), ERP kết hợp (hybrid), và ERP chuyên ngành (industry-specific ERP).

4 giai đoạn chính là: lập kế hoạch, cấu hình hệ thống, triển khai và hỗ trợ sau khi triển khai.

Thế hệ ERP tiếp theo sẽ sử dụng các công nghệ thông minh như học máy, phân tích dữ liệu thời gian thực và thiết kế thân thiện với người dùng để tự động hóa mọi thứ.

A1 Consulting January 6, 2025
Share this post
Tags
Archive